Bat nhua viet, kimbien.com
Danh mục sản phẩm
 

Giải pháp chống nóng công trình

Giải pháp chống nóng công trình
Mã sản phẩm: Giải pháp chống nóng công trình
Điểm thưởng: 0
Tình trạng: Còn hàng
Giá: Call để biết giá
Số lượng:  Thêm vào giỏ
   - Hoặc -   

 

Nhiệt độ được coi là nóng tức là nhiệt độ cao đến mức gây những cảmgiác khó chịu, không thoải mái cho cơ thể con người. Nóng xuất hiện khicó nguồn nhiệt. Nguồn nhiệt lớn nhất chính là mặt trời. Có thể nói cáinóng mùa hè chính là ánh nắng mặt trời mùa hè. Về cơ bản, có thể hiểuđơn giản rằng chống nóng là cản không cho nhiệt năng truyền vào nơisinh hoạt hay làm việc. Các giải pháp chống nóng:

Giải pháp quy hoạch

04022010_93570.jpg

Quy hoạch hợp lý về hướng nhà hạn
chế bề mặt tiếp xúc với hướng mặt trời.


Từ xưa, ông cha đã có câu: “Lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam”. Đó làmột cách thức quy hoạch rất tự nhiên và đơn giản để tránh hướng mặttrời mọc đằng đông, lặn đằng tây là bất biến. Hướng Nam là hướng đóngió mát, tránh được bức xạ của mặt trời. Tất nhiên đó là nhà ở dân giantrong cấu trúc làng - nông thôn.

Đô thị hiện đại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nên không thể chủ độngtự lựa chọn hướng nhà. Nói như vậy không có nghĩa là vấn đề hướng bịphụ thuộc. Trong những điều kiện có thể, phải tối ưu hóa hướng cho côngtrình. Tiêu chuẩn Việt Nam về chống nóng cho nhà ở ghi rõ: “Đối với nhàở, cố gắng bố trí sao cho phần mặt nhà về hướng Tây - Đông có diện tíchbề mặt nhỏ nhất để hạn chế bức xạ mặt trời”. Với những cụm công trìnhhay tổ hợp công trình cũng vậy, phải thiết kế tổng mặt bằng hợp lý, ưutiên hướng tốt cho những công trình chủ đạo, công trình có yêu cầuchống nóng cao hơn như nơi sinh hoạt, làm việc.

Giải pháp môi trường, sinh thái

 

04022010_cayxanh.jpg

Cây xanh và mặt nước là những
nhân tố lý tưởng cho môi trường.

Giải pháp này gắn liền với giải pháp quy hoạch. Đây cũng là một giảipháp mà ông cha đã ứng dụng rất triệt để trong kiến trúc truyền thống.Cây xanh, mặt nước luôn là những yếu tố không thể thiếu, song hành cùngcông trình kiến trúc. Cây xanh tạo bóng mát, ngăn và che cho bề mặtcông trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước (ao, hồ, bể cảnh…)cùng cây xanh điều hòa khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn.

Trong điều kiện độ ẩm không khí không bão hòa, mặt nước luôn có hiệntượng bốc hơi. Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt, chính vìvậy nó làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Cây xanh và mặt nước gắnliền cùng đất tự nhiên; đều có độ phát xạ thấp, là những nhân tố hữuhiệu cho việc chống nóng ở quy mô tổng thể, có phạm vi ảnh hưởng lớn.Hiện nay trong nhiều đô thị, tỷ lệ cây xanh, mặt nước với công trìnhxây dựng đang ở mức chênh lệch đáng báo động, cộng thêm những diện tíchkhác lại bị bê tông hoá ở mức cao (sân, hè, bãi đỗ xe…). Các bề mặt vậtliệu này đều có độ phát xạ lớn, làm môi trường không khí nóng lên đángkể.

 

04022010_honuoc.jpg

Một mặt nước nhỏ ở sân vườn
tăng cường khả năng chóng nóng.

04022010_trongcay.jpg

 Trồng cây xanh hạn chế bức xạ mặt trời.


Giải pháp kiến trúc

Đây được coi là giải pháp rộng và linh hoạt nhất. Giải pháp kiếntrúc là việc tổ hợp mặt bằng và hình khối công trình, thiết kế kết cấubao che hợp lý để hạn chế bề mặt tiếp xúc với mặt trời - tránh bức xạ,hoặc giảm sự dẫn nhiệt trong vật liệu, tăng cường đối lưu nhiệt. Cácgiải pháp kiến trúc cơ bản như sau:

lambetong.jpg

Tổ hợp mặt đứng bằng hệ thống lam bê tông che nắng.


- Bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính tránh tiếp xúcvới bề mặt hứng mặt trời; đẩy các không gian phụ như cầu thang, kho, vệsinh ra phía đó.

- Tạo những khoảng lùi, khoảng âm như sảnh, logia, khe kỹ thuật… để tránh bức xạ mặt trời vào bề mặt không gian chính.

- Dùng kết cấu chắn nắng lắp rời ngoài kết cấu bao che (tường) đểgiảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Ở kiến trúc dân gian truyền thống,nhiều nơi có tấm giại ở ngoài hiên. Yếu tố này đã được ứng dụng rấtnhiều trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác nhau, vật kiệu khácnhau.

 

- Tổ hợp mặt đứng bằng những “kết cấu cứng” để chắn nắng; gắn liềnvới kết cấu chịu lực và bao che. Thường đó là ô văng, các lam chắn nắngtheo phương đứng và ngang. Trong những năm 70 – 80, loại hình kiến trúcnày rất phát triển - đặc biệt với thể loại công trình hành chính, côngsở. Những thiết kế đó được nghiên cứu rất kỹ về mặt vật lý kiến trúctheo khí hậu và biểu đồ mặt trời của từng địa phương.

 

- Xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu cách nhiệt (gạchrỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel, bê tông cốt liệu khí…) cho kết cấubao che. Thiết kế cửa hợp lý về vị trí và vật liệu. Các giải pháp nàyđều dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ và dẫn nhiệt từ bên ngoài.

 

- Dùng các loại vật liệu chống nóng cho mái như tấm đan, gạch lỗ,mái tôn (đối với mái bằng, bê tông), sử dụng trần giả cách nhiệt (đốivới mái dốc, mái ngói). Giải pháp này phải đặc biệt lưu ý vấn đề thônggió cho khối không khí giữa hai lớp mái.

 

- Giảm độ phát xạ của bề mặt công trình bằng cây cối, như trồng câyleo trên tường, thiết kế vườn - mặt nước trên mái. Đây là một giải phápđem lại thẩm mỹ khá tốt, tuy nhiên có những biến đổi nhất định theothời gian.

 

- Tổ chức mặt bằng, thiết kế vị trí và cấu tạo cửa hợp lý; thiết kếsân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí. Mục đích là làmsao cho khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài, nhường chỗ cho khốikhí nhiệt thấp hơn.

Viết đánh giá

Tên bạn:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu            Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới:



Đối tác: Công ty vệ sinhDịch vụ vệ sinh  | Bản vẽ thiết kế nội thất chung cư 2 phòng ngủ


Copyright © 2012 KIMBIEN.COM @ Design Web by THIET KE WEB RE - THIẾT KẾ WEB RẺ - DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEB